Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Bộ kit máy dò khí không gian hẹp đa chỉ tiêu Ventiss MX4

Bộ kit máy dò khí không gian hẹp đa chỉ tiêu Ventiss MX4


Giới thiệu chung:
  • Chi tiết xem tại:
  •  http://shopdokhi.com/san-pham/do-phat-hien-khi-cam-tay/may-phat-hien-khi-da-chi-tieu-isc-ventis-mx-4
  • http://shopdokhi.com/san-pham/industrial-scientific-vietnam
Thông số cầu hình máy:
  • Sensor 1: LEL (Methane hoặc Pentane)
  • Sensor 2: O2
  • Sensor 3: CO
  • Sensor 4: H2S
  • Power Supply: Li-ion
  • Pump Option: Pump
  • Language: English
Cấu hình tiêu chuẩn bộ thiết bị gồm:
  • Ventis with pump / Máy kèm bơm hút khí
  • Universal charger / Sặc đa năng
  • Soft carrying case / Túi mềm
  • Service tool / Bộ dụng cụ
  • Reference guide / Hướng dẫn sử dụng
  • Calibration tubing / Ống hiệu chuẩn
  • Dust filter/water stop / Lọc bụi và bẫy ngưng nước
  • Calibration fitting / Phụ kiện hiệu chuẩn
  • Sample tubing / Ống hút khí
  • Calibration gas (appropriate mix) with regulator / Chai khí hỗn hợp khí chuẩn
  • Rugged hard plastic case / Vali
Tùy chọn đặt hàng:

Ventis Confined Space Kit
Part #Description
VK-K123211 xy1zVentis Confined Space Kit - LEL, CO, H2S, O2
VK-K103211 xy1zVentis Confined Space Kit - LEL, CO, O2
VK-K023211 xy1zVentis Confined Space Kit - LEL, H2S, O2
VK-K003211 xy1zVentis Confined Space Kit - LEL, O2
x = Instrument Color: 0 = Black, 1 = Safety Orange
y = Agency Certifi cation: 1 = UL/CSA, 2 = ATEX/IECEx, 3 = MSHA, 4 = ANZEX, 5 = CHINA EX, 8 = KOSHA, 9 = INMETRO, A=MED
z = Language for included Reference Guide: 1 = EN, 2 = FR, 3 = ES, 4 = DE,
5 = ITA, 6 = DUT, 7 = PT, 9 = RUS, A = POL, B = CZE, C = CN, D = DAN,
E = NOR, F = FIN, G = SWE

Chi tiết liên hệ:

VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: Số 47, Ngõ 2 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 7306 9588 / 04 7307 9588
Fax: (+84) - 04 3791 8708
Hotline: (+84) -0912720286
Email: manh(a)tesin.com.vn
Hệ thống Website:

 

 

MÁY DÒ KHÍ ĐỘC RAE SYSTEMS TOXIRAE 3 H2S MÃ G01-0102-000



MÁY DÒ KHÍ ĐỘC RAE SYSTEMS TOXIRAE 3 H2S MÃ G01-0102-000

Giới thiệu chung:
  • Máy đo đơn khí cầm tay RAE SYSTEMS  ToxiRAE3 H2S được thiết kế để giữ cho các công nhân được an toàn, chống lại các tác động của khí CO và H2S. ToxiRae3 có hiệu suất cao, cảm biến 3 điện cực cung cấp thời gian hồi đáp nhanh nhất. Khi sử dụng với bộ AutoRae Lite để bump test và hiệu chuẩn, nó cung cấp một giải pháp có chi phí sử dụng thấp cho các tổ chức đang tìm kiếm sự bảo vệ các công nhân, làm cho các cá nhân nhận biết được nồng độ CO và H2S phù hợp với môi trường làm việc.
    Máy có vỏ chống bụi và nước, có khả năng cung cấp 3 mức báo động, nó là một công cụ có giá trị trong việc đảm bảo người lao động nhận biết được sự hiện diện của CO và H2S trong không khí.

Tính năng nổi bật:
  • Đầy đủ tính năng của máy đo khí.
    Cảm biến đo khí H2S có độ phân giải 0.1ppm
    Cảm biến đo khí CO
    Có khả năng ghi lại STEL, TWA, báo động cao và thấp
    Hiệu suất của cảm biến cao  nhờ thời gian hồi đáp nhanh
    Tương thích với AutoRae Lite bump test và hiệu chỉnh
    Dễ dàng đọc thông số với màn hình lớn
    Trọng lượng nhẹ, dễ dàng mang theo và sử dụng
    Nhớ 10 sự kiện
    Chống nước và bụi bẩn
    Cảnh báo rung có thể nghe, nhìn
Ứng dụng:
  • Tìm kiếm, cứu nạn, tình trạng khẩn cấp
    Công tác nghiên cứu, thăm dò
    Quá trình dò tìm ra các chất khí mới
    Công tác xử lý vật liệu độc hại
    Dừng nhà máy kiểm tra bảo dưỡng định kỳ
    Cảnh báo khí tại nơi ở
    Công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với khí độc
Cấu hình tiêu chuẩn:
  • Sổ tay hướng dẫn sử dụng
    Kẹp đeo máy vào dây lưng
    Phụ kiện hiệu chuẩn và kiểm tra máy với bình khí
    Chứng chỉ hiệu chuẩn
Mã đặt hàng:
  • G01-0102-000 H2S 0–100ppm (resolution 0.1ppm)
Chi tiết liên hệ:

VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: Số 47, Ngõ 2 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 7306 9588 / 04 7307 9588
Fax: (+84) - 04 3791 8708
Hotline: (+84) - 0912720286
Email: manh(a)tesin.com.vn
Hệ thống Website:

 

 

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Cảm biến phát hiện khí cháy nổ

 Phát hiện khí cháy nổ - Cảm biến xúc tác hay cảm biến hồng ngoại (Infrared or Catalytic Bead)

Một trong những xu hướng mới nhất và phát triển nhanh nhất trong việc phát hiện khí hiện nay là sử dụng cảm biến hồng ngoại để phát hiện mức %LEL của các loại khí dễ cháy. Tôi đã được tham gia vào một cuộc tranh luận dài với khách hàng về việc công nghệ hồng ngoại có hay không thực sự phù hợp cho công việc mình đang làm. Câu hỏi đặt ra là, nó có đúng cho ứng dụng của bạn?
Nhiều người đã theo xu hướng nghiêng về các máy dò khí kiểu hồng ngoại đối với các loại khí dễ cháy dựa trên niềm tin rằng công nghệ sẽ mang đến sự ổn định lớn hơn khi đo, cảm biến tuổi thọ cao hơn, ít cần hiệu chỉnh, hoặc thậm chí không cần phải hiệu chỉnh gì cả. Ở một mức độ nào đó điều này cũng đúng, nhưng tôi sẽ trở lại và thảo luận về chúng sau. Có những điểm khác để cần xem xét trước giữa cảm biến hồng ngoại và cảm biến xúc tác.
Cảm biến hồng ngoại mang đến hai lợi thế rõ ràng cho việc phát hiện các chất khí dễ cháy. Chúng không mất độ nhạy do ngộ độc hóa học (dạng một lượng khí quá dải đo tác động vào cảm biến cùng 1 lúc) và không cần có mặt oxy một cách thích hợp (cảm biễn xúc tác cần có oxy mới đo được khí dễ cháy) để hoạt động như các cảm biến xúc tác truyền thống.
Cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu hồng ngoại
Cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu hồng ngoại

Cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu xúc tác
Cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu xúc tác

Nhưng đây là điểm mà những lợi thế rõ ràng không còn nữa: Đầu ra tín hiệu của cảm biến hồng ngoại có thể bị ảnh hưởng lớn bởi độ ẩm cao, sự thay đổi nhiệt độ và áp lực của môi trường. Những ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với cảm biến xúc tác thường được xem là không đáng kể.
Đầu ra tín hiệu từ các cảm biến hồng ngoại vốn không tuyến tính và đặc tuyến đường cong phản ứng khác nhau đối với từng loại khí cụ thể. Điều này có nghĩa rằng các cảm biến phải được đặc trưng và điều chỉnh cho mỗi khí cụ thể mới có thể cho ra một kết quả tuyến tính. Các phản ứng tuyến tính của cảm biến xúc tác rất dễ dàng dự đoán phản ứng của nó với các loại khí khác nhau và cung cấp một sự tương quan dựa trên hầu như bất kỳ khí được sử dụng để hiệu chỉnh.
Nhưng quan trọng nhất, cảm biến hồng ngoại không có khả năng phát hiện khí hydro. Nếu bạn đang sử dụng máy đo khí với cảm biến hồng ngoại trong một ứng dụng an toàn nơi mà có thể có tồn tại khí Hydro gây nguy cơ nổ, STOP! Ngay lập tức! Bạn đã sai lầm nghiêm trọng!
Trở lại với những niềm tin ban đầu về cảm biến hồng ngoại. Nói chung, cảm biến hồng ngoại có sự ổn định lâu dài cao hơn và cung cấp tuổi thọ lâu hơn vì sử dụng nguồn ánh sáng hồng ngoại. Tuy nhiên, các cảm biến này vẫn phải tiếp xúc với môi trường nguy hiểm hàng ngày, do đó chúng vẫn dễ bị kẹt/tắc đường khí vào trong cảm biến bởi bụi bẩn và các mảnh vỡ. Nếu khí không thể vào cảm biến, nó không thể được phát hiện. Các đặc tính của nguồn ánh sáng và các máy dò hồng ngoại cũng có thể bị thay đổi do nguyên nhân là sốc vật lý. Đối với những lý do này, việc Bump test và hiệu chuẩn thường xuyên vấn rất quan trọng trong việc đo khí cháy nổ
Cảm biến hồng ngoại để phát hiện các loại khí dễ cháy có thể sẽ là làn sóng mới nhất. Và chúng có thể là sự lựa chọn hoàn hảo và cần thiết trong các ứng dụng phát hiện của chất khí đã biết đến trong một môi trường oxy thấp. Nhưng trước khi bạn sử dụng cảm biến hồng ngoại lắp chomáy dò khí của bạn, hãy chắc chắn rằng chúng thực sự sẽ hiệu quả cho ứng dụng của bạn.

VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: Số 47, Ngõ 2 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 7306 9588 / 04 7307 9588
Fax: (+84) - 04 3791 8708
Hotline: (+84) - 0983 113 188
Email: info(a)tesin.com.vn / vudaothao(a)gmail.com
Hệ thống Website:

 

 

Tại sao cần phải hiệu chuẩn máy đo khí?

 Tại sao cần phải hiệu chuẩn máy đo khí?

Tại sao cần phải hiệu chuẩn máy đo khí?
  • Hôm nay, Chúng ta sẽ không nói về việc kiểm tra Bump test mà sẽ tập trung vào việc hiệu chuẩn máy đo khí. Thực sự, không phủ nhận tầm quan trọng của việc kiểm tra Bump test, tuy nhiên, việc hiệu chuẩn máy thường xuyên là một vấn đề sống còn.
  • Việc hiệu chuẩn giúp thiết lập các giá trị chính xác cho cảm biến trên máy đo khí của bạn, nó cung cấp một điểm tham chiếu cho giá trị đo được và giúp chúng ta có thể tin tưởng được rằng giá trị hiển thị nồng độ khí trên máy đo chính là nồng độ khí thực tế của môi trường xung quanh.
  • Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra khoảng thời gian hiệu chuẩn giữa các lần là 1 tháng thay vì những khuyến cáo dài hơn.
  • Hiệu chuẩn là cách duy nhất để đảm báo thiết bị đo khí của bạn đang hoạt động trong những thông số tiêu chuẩn đã công bố. Nếu nhà sản xuất cảm biến công bố rắng, độ tự trôi tín hiệu của cảm biến là +/-2% cho mỗi tháng hoặc lớn hơn, và nếu bạn muốn máy phát hiện khí của bạn có độ chính xác ổn định ở mức +/-5% thì bạn cần phải hiệu chuẩn ít nhất 3 tháng một lần. Đối với nhà sản xuất, mọi tiêu chuẩn đều được đưa ra trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên, bạn sử dụng máy dò khí ở môi trường thực tế với nhiều điều kiện khắc nghiệt về cả hóa học cũng như vật lý, đương nhiên, việc hiệu chuẩn cần phải tiến hành thường xuyên hơn.
  • Kinh nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng: Khi mang máy ra hiện trường đo đạc thì hơn 50% chỉ ra rằng, độ nhạy có thể sẽ thay đổi đến 3% mỗi tháng. Vậy, nếu bạn muốn máy của bạn có độ chính xác +/-5% ở bất kì thời điểm nào, rõ ràng, bạn nên hiệu chuẩn mỗi tháng 1 lần.
  • Bạn có thể dùng chai khí chuẩn để kiểm tra độ chính xác của máy trong các khoảng thời gian khác nhau, sau đó đánh giá xem độ chính xác có phù hợp không? Tuy nhiên, tại sao lại tốn cùng một khoảng thời gian và 1 lượng ga như vậy mà không hiệu chuẩn luôn cho tiện để luôn đảm bảo độ chính xác của máy.
  • Cuối cùng, nếu bạn đang muốn giá trị đo được là chính xác nhất có thể, không gì có thể thay thế việc hiệu chuẩn.
  • Để an toàn, hãy luôn hiệu chuẩn máy đo khí đúng cách!
Hiệu chuẩn máy đo khí đa chức năng BW Technologies
Hiệu chuẩn máy đo khí đa chức năng BW Technologies
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TES VIỆT NAM
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: P.905, Tòa nhà C6-Khối II, Mỹ Đình I, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 6261 5111
Fax: (+84) - 04 6261 4111
Hotline: (+84) - 0983 113 188
Email: info(a)tesin.com.vn / vudaothao(a)gmail.com
Hệ thống Website:

 

 

Chúng ta có nên dùng máy đo khí tích hợp bơm hút?

Chúng ta có nên dùng máy đo khí tích hợp bơm hút?
  • Máy đo khí cầm tay có 2 chế độ hoạt động: Một là hoạt động theo kiểu thụ động (khuếch tán), có nghĩa là đợi khí cháy nổ, khí độc hoặc khí oxy khuếch tán từ khu vực nồng độ cao hơn đến khu vực máy đặt. Hai là hoạt động trong chế độ hút (tích hợp bơm tự hút khí).
  • Đây là một câu hỏi đơn giản và phổ biến nhưng cần có chi tiết như sau:
  • Hầu hết các cảm biến được sử dụng trong các máy đo khí cầm tay được thiết kế để hoạt động trong chế độ thụ động. Trong điều kiện thiết kế này, khí ga được khuếch tán theo dòng không khí tự nhiên đến về mặt của cảm biến, được tích tụ lại và làm các điện cực của cảm biến hoạt động. Các tính năng của cảm biến sẽ hoạt động bình thường trên thiết kế khuếch tán phù hợp của máy phát hiện khí mà không cần bơm hút gì cả.
  • Tuy nhiên, có nhiều người tin rằng bơm hút là cần thiết để đưa khí vào trong máy đo và tới cảm biến đồng thời một thiết bị có tích hợp bơm hút sẽ có dải phát hiện khí rộng hơn các thiết bị đo khuếch tán đơn giản khác. Đó thực sự chỉ là tưởng tưởng, thực tế lưu lượng khí hút vào của những bơm tích hợp rất nhỏ, chỉ có một lượng khí được cảm nhận ở đầu ống hút hoặc ngay đầu bơm lấy mẫu. Phải công nhận thực tế rằng, thiết bị đo khí có hoạt động ở chế độ khuếch tán hoặc chế độ bơm hút đi chăng nữa thì vẫn chỉ có thể đưa máy đo phát hiện khí khi có khí khuếch tán tới bề mặt cảm biến hoặc ngay đầu vào bơm hút.
  • Vậy chính xác là khi nào ta nên sử dụng bơm lấy mẫu? Như đã nói từ trước, câu trả lời rất đơn giản. Chỉ sử dụng bơm hút với máy dò khí cầm tay khi thực sự cần thiết để lấy mẫu trong điều kiện máy ở xa với khu vực cần đo.
  • Theo qui định về khí trong khu vực “không gian hạn chế”, cần kiểm tra khu vực trước khi vào và việc kiểm tra này rõ ràng cần bơm hút lấy mẫu để hút khí từ khu vực không gian hạn chế đó đến máy để đo.
  • Vậy quy tắc đơn giản là bạn ở điểm A và muốn đo ở điểm B thì phải dùng bơm!
Máy phát hiện khí MX4 hãng Industrial Scientific Mỹ
Máy phát hiện khí MX4 kèm bơm hút hãng Industrial Scientific Mỹ

Bộ ống hút lẫy mẫu khí hãng Industrial Scientific Mỹ
Bộ ống hút lẫy mẫu khí hãng Industrial Scientific Mỹ

Bộ kit máy Ventis MX4 confined space
Bộ kit máy đo dò phát hiện khí Model Ventis MX4 confined space, hãng Industrial Scientific,
dùng để kiểm tra khu vực không gian hạn chế trước khi vào làm việc.
Bao gồm: Máy đo khí, bơm hút khí, ống hút, dụng cụ hiệu chuẩn, phụ kiện sạc,
tất cả đựng cho 1 vali để vận chuyển và bảo quản.
Chi tiết liên hệ:
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: P.905, Tòa nhà C6-Khối II, Mỹ Đình I, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 6261 5111
Fax: (+84) - 04 6261 4111
Hotline: (+84) - 0983 113 188
Email: manh(a)tesin.com.vn
Hệ thống Website:

 

 

Bao nhiêu lâu nên thay cảm biến cho máy đo khí?

ISC #5: Bao lâu nên thay cảm biến cho máy đo khí của bạn?
  • Chúng tôi thường xuyên được khách hàng sử dụng máy đo khí hỏi về việc bao lâu thì phải thay cảm biến trong các thiết bị phát hiện khí, điều này thực sự đơn giản nhưng không thực sự rõ ràng.
  • Có thực sự là không có bất kì khuyến cáo hoặc lịch thay thế cho cảm biến trong máy đo khí của bạn? Có thể giải thích nôm na như sau: Việc thay cảm biến không giống như việc thay dầu hộp số trong xe máy của bạn, nhưng nó rất giống như việc đổ xăng vào bình để chạy xe. Khi các cảm biến khí không còn đủ độ nhạy để hiệu chỉnh, đơn giản nó giống như xe hết xăng, và đơn giản, chừng nào xe còn xăng giống như cảm biến của bạn còn đủ độ nhạy, vậy là vẫn có thể sử dụng được.
  • Tùy từng hãng, nhưng hãng Industrial scientific – Mỹ có một phương pháp hiệu chuẩn cho phép đọc số xăng còn lại trong bình, có nghĩa là số % độ nhạy còn lại của cảm biến, nó được gọi là “Full span value” hoặc “Span reserve value”. Span reserve value dùng đo độ nhạy của cảm biến được xác định trong quá trình hiệu chuẩn, nó hiển thị trên máy đo đối với từng cảm biến mỗi khi kết thúc quá trình hiệu chuẩn (thật tuyệt vời), đồng thời sẽ lưu dữ liệu này vào trong máy. Một cảm biến có giá trị Span reserve value mà nhỏ hơn hoặc tương đương 50% của nồng độ khí chuẩn coi như cảm biến hỏng, nên được thay thế. Đèn “hết xăng” sẽ sáng khi giá trị Span reserve value lên đến 50~70% nồng độ khí chuẩn, đây chính là lúc bạn xem xét xem có nên ghé vào cây xăng để bơm cho đầy bình không hay đi nốt cho nó cạn rồi dắt xe về.
  • Vậy chúng ta kết luận rằng:
  • Miến là cảm biến còn đủ độ nhạy hoặc giá trị Span reserve value đủ để việc hiệu chuẩn tiến hành thành công là máy vẫn dùng được. Không nhất thiết phải thay đổi cảm biến cho đến khi nó không hiệu chuẩn được nữa.
  • Đừng quên việc để mắt tới đồng hồ xăng của bạn để có thể an toàn về đến nhà.
Hình ảnh cảm biến lắp bên trong máy đo khí độc MX6 iBrid
Hình ảnh cảm biến lắp bên trong máy đo khí độc MX6 iBrid
Chúng ta có thể thấy, ở đây có 5 vị trí lắp cảm biến và có thể đo được 6 loại khí

Bên trong máy đo khí Gas Alert Max XT II của Bw technologies by Honeywell
Bên trong máy đo khí Gas Alert Max XT II của Bw technologies by Honeywell

Các vị trí lắp cảm biến LEL, O2, CO và H2S bên trong máy đo khí đa chỉ tiêu
Các vị trí lắp cảm biến LEL, O2, CO và H2S bên trong máy đo khí đa chỉ tiêu Gas Alert Max XT II
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: P.905, Tòa nhà C6-Khối II, Mỹ Đình I, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 6261 5111
Fax: (+84) - 04 6261 4111
Hotline: (+84) - 0983 113 188
Email: info(a)tesin.com.vn / vudaothao(a)gmail.com
Hệ thống Website:

 

 

Cảm biến khí cháy nổ LEL bị trội độ nhạy

ISC #6: Tại sao cảm biến LEL bị trôi độ nhạy đi nhiều?
  • Nhiều khách hàng thắc mắc, tại sao cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu xúc tác lại bị trôi độ nhạy nhiều, đặc biệt là trong thời tiết nóng ẩm, muốn hiểu rõ điều này, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu nguyên lý hoạt động của cảm biến xúc tác.
  • Cảm biến xúc tác (Hay cảm biến hạt xúc tác) LEL được tạo thành bởi: 2 dây điện trở tinh chế, một ở trong thành phần phát hiện khí và một ở trong thành phần tham chiếu khác. Khi thành phần phát hiện khí gặp khí dễ cháy, nhiệt độ của các hạt trong đó tăng làm điện trở của dây điện trở tăng theo (dòng điện là sự chuyển dời có hướng của các hạt electron, nhiệt độ tăng làm các electron chuyển động hỗn loạn, việc chuyển động này sẽ làm tính dẫn giảm, đó chính là lý do điện trở tăng lên). Sự khác nhau của điện trở này với điện trở trong thành phần tham chiếu chính là nồng độ khí đo được.
  • Xét về mặt lý thuyết, nếu để máy dò khí trong không khí sạch, thì thành phần điện trở không thay đổi, tín hiệu vẫn ở mức zero, nhưng thực tế không phải lý thuyết. Thực tế, điện trở này cũng bị thay đổi bởi nhiệt độ môi trường. Tôi đã nghĩ tôi thông minh hơn nhà sản xuất, bạn có nghĩ vậy không? nhưng không phải, hãy đọc tiếp: Lại theo lý thuyết, nếu điện trở của 2 thành phần là bằng nhau, bất kì sự thay đổi nào về nhiệt độ của môi trường mà không có khí dễ cháy, thì đáng lẽ 2 thành phần đều thay đổi như nhau và tất nhiên, tín hiệu lệch giữa 2 thành phần vẫn là zero. Nhưng đó lại vẫn chỉ là lý thuyết, độ chính xác của 2 thành phần điện tử này không phải là tuyệt đối, khi có sự thay đổi về độ dẫn nhiệt của môi trường nhưng hơi nước, độ ẩm, điện trở của 2 thành phần sẽ thay đổi khác nhau dẫn đến phát sinh một tín hiệu từ cảm biến và tạo ra độ trôi. Sự trôi tăng lên cao hoặc ngược lại hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề môi trường xung quanh.
  • Các nhà sản xuất máy đo khí và sản xuất cảm biến, cả 2 đều có những phương án nhất định để xử lý việc cảm biến bị trôi. Một số nhà sản xuất cảm biến khí sẽ chặn bất kì tín hiệu trôi nào theo hướng giảm, một số khác lại chặn việc trôi độ nhạy theo cả 2 hướng bằng cách đưa ra một vùng chết “dead-band” vào giá trị đọc của cảm biến nơi mà bị giới bạn bởi vùng chết được đặt như vùng zero. Các nhà sản xuất máy đo khí thì sử dụng các thuật toán trong phần mềm phức tạp hơn, nhiều nhà sản xuất máy phát hiện khí đơn giản là sẽ bỏ qua các điểm trôi nếu nó chỉ ở mức vài %LEL. Trong vấn đề này, cách tốt nhất là để máy dò khí hoạt động ổn định trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm tương tự để cảm biến có thể trôi theo nó muốn, sau đó zero máy trong môi trường này.
  • Thật tuyệt với, hôm nay vẫn là mua xuân, tuy có ẩm 1 chút nhưng nhiệt độ đang mát mẻ, độ trôi của cảm biến là rất ít, nhưng sang mua hè tới, nhớ zero và hiệu chuẩn lại máy.
  • Và cuối cùng, mọi người cũng nến chấp nhận không gì là tuyệt đối.
Cảm biến khí cháy nổ cho máy đo khí Ventis MX4
Cảm biến khí cháy nổ cho máy đo khí Ventis MX4 Industrial Scientific
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: P.905, Tòa nhà C6-Khối II, Mỹ Đình I, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 6261 5111
Fax: (+84) - 04 6261 4111
Hotline: (+84) - 0983 113 188
Email: info(a)tesin.com.vn / vudaothao(a)gmail.com
Hệ thống Website:

 

 

Bạn đã biết gì về nguy cơ cháy nổ?

Nguy cơ cháy nổ
  • Để có thể đốt cháy khí thì phải có một nguồn phát lửa, thường là một tia lửa (hay ngọn lửa hoặc bề mặt nóng) và oxy. Để việc phát lửa diễn ra thì nồng độ khí hoặc hơi trong không khí phải đặt được ở một mức độ trở thành 'nhiên liệu' và oxy có thể sảy ra phản ứng hóa học. Năng lượng của vụ nổ phụ thuộc vào 'nhiên liệu' và nồng độ của nó trong khí quyển. Mối quan hệ giữa nhiên liệu / không khí / tia lửa được minh họa trong 'Tam giác cháy - Fire Triangle'.
Biểu đồ mô tả Tam giác cháy - Fire Triangle
Biểu đồ mô tả Tam giác cháy - Fire Triangle
  • Khái niệm 'Tứ diện cháy - Fire Tetrahedron' đã được giới thiệu gần đây để minh họa các nguy cơ cháy được duy trì do phản ứng hóa học. Với hầu hết các loại cháy, mô hình tam giác cháy ban đầu hoạt động tốt - loại bỏ một yếu tố của tam giác (nhiên liệu, oxy hoặc nguồn đánh lửa) sẽ ngăn chặn một đám cháy xảy ra. Tuy nhiên, khi ngọn lửa cháy liên quan đến kim loại như lithium hoặc magiê, sử dụng nước để dập tắt đám cháy có thể dẫn đến việc nó trở nên nóng hơn hoặc thậm chí nổ. Điều này là bởi vì các kim loại này có thể phản ứng với nước trong một phản ứng tỏa nhiệt để tạo ra khí hydro dễ cháy.
Biểu đồ mô tả Tứ diện cháy - Fire Tetrahedron
Biểu đồ mô tả Tứ diện cháy - Fire Tetrahedron
  • Không phải tất cả các nồng độ của khí hoặc hơi dễ cháy trong không khí sẽ cháy hoặc phát nổ. Giới hạn nổ thấp (LEL) là nồng độ thấp nhất của 'nhiên liệu' trong không khí sẽ cháy và đối với hầu hết các loại khí dễ cháy là ít hơn 5% theo thể tích. Vì vậy, nguy cơ cháy nổ cao sảy ra ngay cả khi nồng độ tương đối nhỏ của khí hoặc khí bay hơi trong khí quyển.
  • Mức LEL được xác định trong các tiêu chuẩn sau đây: ISO10156, và IEC60079. Các  danh sách tiêu chuẩn ISO về LELs 'gốc' thu được khi khí ở trong trạng thái tĩnh. LELs được liệt kê trong các tiêu chuẩn EN và IEC thu được với một hỗn hợp khí khuấy động; kết quả này dẫn đến LEL thấp hơn trong một số trường hợp (ví dụ như một số loại khí được chứng minh là bay hơi nhiều khi chuyển động).
  • Máy đo khí dễ cháy dễ cháy sẽ phát hiện khí dễ cháy trong môi trường oxy theo nồng độ LEL với dải đo tính theo %LEL, từ đó đưa ra các cảnh báo cần thiết để đảm báo các chỉ tiêu an toàn trong vấn đề phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên, việc đo khí cháy nổ trong môi trường oxy cần tham khảo thêm thực tế nồng độ oxy trong môi trường đo được, đó là nguyên nhân nên sử dụng thêm máy đo nồng độ oxy để kết quả phát hiện rò rỉ khí gas được chính xác hơn. Để thuận tiện cho việc đo lường cả 2 chỉ tiêu khí cùng một lúc, phương án tối ưu nhất là sử dụng máy đo khí đa chỉ tiêu, có thể đo đồng thời khí cháy nổ, khí oxy và khí độc.

  • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
    Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
    Địa chỉ liên hệ: P.905, Tòa nhà C6-Khối II, Mỹ Đình I, Hà Nội
    Phone: (+84) - 04 6261 5111
    Fax: (+84) - 04 6261 4111
    Hotline: (+84) - 0983 113 188
    Email: info(a)tesin.com.vn / vudaothao(a)gmail.com
    Hệ thống Website:

     

     


Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Bộ Kit máy đo khí độc VOC model MX6 Industrial Scientific

Thông tin chung
Hãng sản xuấtIsc
Mức độ âm thanh (db)10
Nhiệt độ hoạt động10
Pin sử dụng• Lithium-ion
• 3AAA alkanline
• Ni/MH
Nguồn điện220
Trọng lượng (g)450
Thông tin chi tiết
Giới thiệu chung:
Bộ Kit bao gồm:
  • 1x Máy đo khí MX6 4-Gas + PID Monitor (PID, LEL, O2, H2S, CO) kèm bơm hút (Tùy chọn theo cấu hình từng bộ Kit)
  • 1x Pin Extended Lithium-Ion Battery
  • 1x Bộ sạc nguồn đa năng
  • 1x Túi đựng máy
  • 1x Dây đeo lưng
  • 1x Nắp hiệu chuẩn
  • 1x Dây đeo vai
  • 1x Bộ dụng cụ bảo trì máy
  • 1x Tài liệu hướng dẫn sử dụng và đĩa CD với các chương trình đào tạo
  • 1x Đoạn ống hiệu chuẩn
  • 1x Miếng lọc bụi và lọc nước
  • 1x Chai khí chuẩn (Tùy chọn riêng) và van xả cho chai khí
  • 1x Bộ hộp pin Alkan dự phòng
  • 1x Vali vận chuyển, bảo quản
Tùy chọn các bộ Kit tiêu chuẩn:
Mã đặt hàng bộ KitMiêu tả chi tiết
MX6KIT-K1230211
(Bộ kit máy đo 4 khí MX6 iBrid)
MX6 Kit, LEL, O2, H2S, CO, Ext. Li-ion, Bơm
Đo các khí – Oxygen (O2) 0 đến 30%, Carbon Monoxide (CO) 0 đến 1500 ppm, Hydrogen Sulfide (H2S) 0 đến 500ppm, Lower Explosive Limit (LEL) 0 đến 100%
MX6KIT-K123R211
(Bộ kit máy đo 5 khí MX6 iBrid)
MX6 Kit, LEL, O2, H2S, CO, PID, Ext. Li-ion, Bơm
Đo các khí – Oxygen (O2) 0 đến 30%, Carbon Monoxide (CO) 0 đến 1500 ppm, Hydrogen Sulfide (H2S) 0 đến 500ppm, Lower Explosive Limit (LEL) 0 đến 100% và các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) 0-2,000 ppm
MX6KIT-0000R211
(Bộ kit máy đo khí  VOC MX6 iBrid)
MX6KIT-0000R211 MX6 Kit - PID, Ext. Li-ion, Bơm
Bộ Kit MX6 này dành riêng để đo các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) 0-2,000 ppm

Hình ảnh bộ Kit Confined Space MX6 iBrid
Bộ Kit máy đo khí độc VOC model MX6 Industrial Scientific
Bộ Kit máy đo khí độc VOC model MX6 Industrial Scientific
Chi tiết liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TES VIỆT NAM

VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: P.905, Tòa nhà C6-Khối II, Mỹ Đình I, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 6261 5111
Fax: (+84) - 04 6261 4111
Hotline: (+84) - 0912720286
Email: manh(a)tesin.com.vn
Hệ thống Website: