Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Cảm biến phát hiện khí cháy nổ

 Phát hiện khí cháy nổ - Cảm biến xúc tác hay cảm biến hồng ngoại (Infrared or Catalytic Bead)

Một trong những xu hướng mới nhất và phát triển nhanh nhất trong việc phát hiện khí hiện nay là sử dụng cảm biến hồng ngoại để phát hiện mức %LEL của các loại khí dễ cháy. Tôi đã được tham gia vào một cuộc tranh luận dài với khách hàng về việc công nghệ hồng ngoại có hay không thực sự phù hợp cho công việc mình đang làm. Câu hỏi đặt ra là, nó có đúng cho ứng dụng của bạn?
Nhiều người đã theo xu hướng nghiêng về các máy dò khí kiểu hồng ngoại đối với các loại khí dễ cháy dựa trên niềm tin rằng công nghệ sẽ mang đến sự ổn định lớn hơn khi đo, cảm biến tuổi thọ cao hơn, ít cần hiệu chỉnh, hoặc thậm chí không cần phải hiệu chỉnh gì cả. Ở một mức độ nào đó điều này cũng đúng, nhưng tôi sẽ trở lại và thảo luận về chúng sau. Có những điểm khác để cần xem xét trước giữa cảm biến hồng ngoại và cảm biến xúc tác.
Cảm biến hồng ngoại mang đến hai lợi thế rõ ràng cho việc phát hiện các chất khí dễ cháy. Chúng không mất độ nhạy do ngộ độc hóa học (dạng một lượng khí quá dải đo tác động vào cảm biến cùng 1 lúc) và không cần có mặt oxy một cách thích hợp (cảm biễn xúc tác cần có oxy mới đo được khí dễ cháy) để hoạt động như các cảm biến xúc tác truyền thống.
Cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu hồng ngoại
Cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu hồng ngoại

Cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu xúc tác
Cảm biến khí cháy nổ LEL kiểu xúc tác

Nhưng đây là điểm mà những lợi thế rõ ràng không còn nữa: Đầu ra tín hiệu của cảm biến hồng ngoại có thể bị ảnh hưởng lớn bởi độ ẩm cao, sự thay đổi nhiệt độ và áp lực của môi trường. Những ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với cảm biến xúc tác thường được xem là không đáng kể.
Đầu ra tín hiệu từ các cảm biến hồng ngoại vốn không tuyến tính và đặc tuyến đường cong phản ứng khác nhau đối với từng loại khí cụ thể. Điều này có nghĩa rằng các cảm biến phải được đặc trưng và điều chỉnh cho mỗi khí cụ thể mới có thể cho ra một kết quả tuyến tính. Các phản ứng tuyến tính của cảm biến xúc tác rất dễ dàng dự đoán phản ứng của nó với các loại khí khác nhau và cung cấp một sự tương quan dựa trên hầu như bất kỳ khí được sử dụng để hiệu chỉnh.
Nhưng quan trọng nhất, cảm biến hồng ngoại không có khả năng phát hiện khí hydro. Nếu bạn đang sử dụng máy đo khí với cảm biến hồng ngoại trong một ứng dụng an toàn nơi mà có thể có tồn tại khí Hydro gây nguy cơ nổ, STOP! Ngay lập tức! Bạn đã sai lầm nghiêm trọng!
Trở lại với những niềm tin ban đầu về cảm biến hồng ngoại. Nói chung, cảm biến hồng ngoại có sự ổn định lâu dài cao hơn và cung cấp tuổi thọ lâu hơn vì sử dụng nguồn ánh sáng hồng ngoại. Tuy nhiên, các cảm biến này vẫn phải tiếp xúc với môi trường nguy hiểm hàng ngày, do đó chúng vẫn dễ bị kẹt/tắc đường khí vào trong cảm biến bởi bụi bẩn và các mảnh vỡ. Nếu khí không thể vào cảm biến, nó không thể được phát hiện. Các đặc tính của nguồn ánh sáng và các máy dò hồng ngoại cũng có thể bị thay đổi do nguyên nhân là sốc vật lý. Đối với những lý do này, việc Bump test và hiệu chuẩn thường xuyên vấn rất quan trọng trong việc đo khí cháy nổ
Cảm biến hồng ngoại để phát hiện các loại khí dễ cháy có thể sẽ là làn sóng mới nhất. Và chúng có thể là sự lựa chọn hoàn hảo và cần thiết trong các ứng dụng phát hiện của chất khí đã biết đến trong một môi trường oxy thấp. Nhưng trước khi bạn sử dụng cảm biến hồng ngoại lắp chomáy dò khí của bạn, hãy chắc chắn rằng chúng thực sự sẽ hiệu quả cho ứng dụng của bạn.

VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ đăng ký: 105B/5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: Số 47, Ngõ 2 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
Phone: (+84) - 04 7306 9588 / 04 7307 9588
Fax: (+84) - 04 3791 8708
Hotline: (+84) - 0983 113 188
Email: info(a)tesin.com.vn / vudaothao(a)gmail.com
Hệ thống Website:

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét